Tổng quan về POS – POS (Point of Sale): Nâng cao hiệu quả quản lý bán hàng trong thời đại số
28/09/2024
Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng phát triển và nhu cầu của người tiêu dùng ngày một đa dạng, hệ thống POS (Point of Sale) đã trở thành một công cụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình thanh toán, POS còn hỗ trợ quản lý hàng tồn kho, chăm sóc khách hàng, và theo dõi doanh thu một cách chi tiết. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các giải pháp POS hiện đại ngày nay mang lại khả năng tích hợp cao, góp phần nâng cao hiệu quả vận hành và đem lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng.
Vậy làm thế nào để hiểu đúng về POS? Bài viết này sẽ tổng hợp những thông tin quan trọng về POS và lợi ích khi sử dụng hệ thống POS trong bán hàng.
Theo Wikipedia, POS là một thuật ngữ viết tắt của Point Of Sale, tạm dịch là “Điểm bán hàng”, dùng để chỉ các điểm phân phối hàng hóa bán lẻ như tạp hóa, chuỗi cửa hàng thời trang, nhà hàng…
Vào năm 1879, James Ritty đã phát minh thiết bị có khả năng ghi lại tất cả số lần bán hàng và đặt tên là máy POS. Dần dần máy POS được phát triển trở thành các thiết bị hỗ trợ hình thức thanh toán bằng thẻ và quét mã QR như chúng ta thấy ngày nay.
4.1. Vai trò
4.2. Chức năng
Khi bắt đầu tìm hiểu về máy POS, người dùng sẽ có một vài thắc mắc thường gặp như sau:
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các giao dịch bằng máy POS không thu phí chủ thẻ, bên bán sẽ buộc phải trả phí cho ngân hàng cung ứng. Mức phí áp dụng là thẻ quốc tế là từ 2% đến 2.5%, thẻ nội địa là dưới 1% tính trên tổng doanh thu của giao dịch đã thực hiện tại máy POS.
Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và thói quen sử dụng của khách hàng, người dùng có thể không cần trang bị đầy đủ thiết bị trong hệ thống POS.
Ví dụ: Một số điểm bán nhỏ có thể chỉ cần một máy POS có khả năng kết nối với nhiều ngân hàng. Nếu người dùng có nhu cầu thực hiện các thao tác như quét mã vạch, quét mã QR, in biên lai, xuất biên lai điện tử,… sẽ cần trang bị các phần cứng và phần mềm liên quan.
Thông thường, thời gian tiền được chuyển đến tài khoản sau khi quẹt máy POS sẽ kéo dài tối đa 3 ngày làm việc. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian giao dịch như: sự quá tải của hệ thống thanh toán, vấn đề kỹ thuật của bên cung cấp dịch vụ POS, ngân hàng bảo trì,…
Nếu người bán gặp sự cố hoặc chưa nhận được tiền trong thời gian quá 3 ngày, hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp máy POS hoặc ngân hàng để được hỗ trợ và giải quyết vấn đề kịp thời.
Khi thanh toán, máy POS có thể gặp một số sai sót do các nguyên nhân như: kết nối mạng không ổn định, thẻ hoặc đầu đọc thẻ bị hỏng, nhân viên nhập sai tổng số tiền hay phần mềm thanh toán bị lỗi.
Do đó, nhân viên cần kiểm tra và xác nhận lại thông tin trước khi nhập tổng số tiền và sau khi giao dịch hoàn tất để hạn chế sai sót. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần tiến hành cập nhật, bảo trì phần mềm của máy POS định kỳ để tránh xảy ra sai sót trong hệ thống.
Trong trường hợp máy POS xảy ra lỗi trong quá trình thanh toán và nhân viên không khắc phục được, người dùng nên liên hệ với đơn vị cung cấp máy POS hoặc ngân hàng để được hỗ trợ nhanh chóng.
Máy POS được thiết kế có độ bền cao, tuy nhiên vẫn có thể bị hỏng trong quá trình sử dụng do một số nguyên nhân:
Để tránh máy POS bị hỏng, người dùng và nhân viên cần sử dụng máy đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bên cạnh đó cần tránh va chạm, bảo vệ máy khỏi nước, bụi bẩn, thường xuyên vệ sinh và đặt máy ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu máy bị hỏng, người dùng liên hệ ngay với nhà sản xuất để được hỗ trợ sửa chữa và thay thế.
Thao tác thanh toán trên máy POS thường đơn giản, bạn có thể thành thạo chỉ sau vài lần thực hiện, các thao tác cụ thể thường bao gồm:
Tùy vào thiết kế của từng loại máy POS hay đơn vị cung cấp, quy trình thanh toán có thể khác nhau. Dù vậy, bạn có thể yên tâm hầu hết các máy POS đều được thiết kế đơn giản, tăng tính thuận tiện cho người bán và người mua.